Hướng dẫn kinh doanh dịch vụ cầm đồ

1. Dịch vụ cầm đồ: Là hình thức cho vay tiền đòi hỏi người vay phải có tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của mình ghi trong hợp đồng cầm đồ. Người vay tiền có tài sản cầm cố gọi là Bên cầm đồ; người cho vay tiền nhận tài sản cầm cố gọi là Bên nhận cầm đồ.

2. Tài sản cầm cố: là động sản, có giá trị và giá trị sử dụng thuộc quyền sở hữu hợp pháp của Bên cầm đồ có thể mua, bán hoặc chuyển quyền sở hữu.

Tài sản được cầm cố:

2.1. Quyền về tài sản được phép giao dịch;

2.2. Một tài sản có đăng ký theo quy định của Pháp luật thì có thể được cầm cố để bảo đảm việc thực hiện các nghĩa vụ dân sự, nếu tài sản cầm cố đó có giá trị lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm.

2.3. Tài sản thuộc sở hữu của người thứ ba, được uỷ quyền bằng văn bản cho bên cầm đồ;

2.4. Tài sản sở hữu chung được nhất trí bằng văn bản của các hợp đồng sở hữu;

2.5. Tài sản sở hữu tập thể phải tuân theo pháp luật và phù hợp với Điều lệ của hợp tác xã;

2.6. Tài sản thuộc sở hữu Nhà nước đối với doanh nghiệp Nhà nước thực hiện theo điều 6 và Điều 27, Luật Doanh nghiệp Nhà nước;

3. Tài sản không được nhận cầm cố:

3.1. Tài sản thuộc diện luật pháp cấm kinh doanh, mua bán, chuyển nhượng;

3.2. Tài sản đang còn tranh chấp;

3.3. Tài sản đã bị các cơ quan có thẩm quyền tạm giữ, niêm phong, phong toả;

3.4. Tài sản đang dùng làm bảo lãnh, thế chấp, cho thuê, cho mượn hoặc tài sản đang cầm cố nơi khác (trừ trường hợp quy định tại điểm 3.2 mục II của Thông tư này).

4. Điều kiện để được kinh doanh cầm đồ:

4.1. Tổ chức, cá nhân muốn kinh doanh dịch vụ cầm đồ phải thành lập doanh nghiệp theo quy định hiện hành của pháp luật về thành lập doanh nghiệp. Doanh nghiệp đó có thể là chuyên doanh hoặc kiêm doanh dịch vụ cầm đồ.

4.2. Doanh nghiệp khi kinh doanh dịch vụ cầm đồ phải có: cửa hàng hoặc cửa hiệu cầm đồ, có nơi cất giữ, bảo quản tài sản cầm cố, đảm bảo an toàn cho tài sản cầm cố chống được mất mát, hư hỏng trong thời gian cầm đồ, có cán bộ kỹ thuật am hiểu tài sản cầm cố.

5. Bên cầm đồ:

– Là pháp nhân được thành lập theo pháp luật hiện hành nếu là pháp nhân nước ngoài phải được nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thừa nhận, có trụ sở tại Việt Nam.

– Là cá nhân gồm công dân Việt Nam hoặc công dân người nước ngoài từ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự, cư trú hợp pháp tại Việt Nam theo quy định của luật pháp Việt Nam.

6. Bên nhận cầm đồ:

– Là các doanh nghiệp được thành lập theo luật định, gồm: doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty liên doanh, doanh nghiệp hợp tác xã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ cầm đồ theo quy định tại Mục III của Thông tư này.

7. Mức tiền vay cầm đồ:

Là mức tiền được vay của một lần cầm đồ. Mức tiền vay cầm đồ không quá 65% giá trị tài sản cầm cố, tính theo thời giá khi ký hợp đồng. Riêng các chứng từ có giá, vàng, đá quý, nếu được Bên nhận cầm đồ chấp nhận thì có thể được vay tối đa bằng 80% giá trị của tài sản đó.

8. Lãi suất cầm đồ và phí cầm đồ: tối đa không quá 4,2% tháng, tính trên số tiền được vay của mỗi lần cầm đồ. Trường hợp nếu bên cầm đồ muốn vay nóng ngắn hạn (dưới 15 ngày) lãi suất và phí cầm đồ cao nhất không quá 0,3%/ngày.


Đăng ký